Những điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024

Luật Đất đai năm 2024 (Luật số 31/2024/QH15) được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ năm ngày 18/01/2024 gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều; có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2025.

Nguồn Internet

Đất đai là đạo luật quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Với 16 chương, 260 điều, Luật Đất đai 2024 đã góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai; Giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại từ thực tiễn công tác quản lý, sử dụng đất. Tăng cường quản lý đất đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế,…

Đồng thời đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; Thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh; Thiết lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại, minh bạch, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai. Phát huy dân chủ, hạn chế tình trạng khiếu kiện về đất đai.

Luật Đất đai 2024 được xây dựng bám sát các quan điểm sau: (i) Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW và các nghị quyết, kết luận của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai; (ii) Đảm bảo kế thừa, ổn định, phát triển của hệ thống pháp luật đất đai; sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp với thực tiễn; (iii) Đảm bảo đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về đất đai với các pháp luật có liên quan; hoàn thiện các chế định để quản lý đất đai theo chức năng là tài nguyên, tài sản, nguồn lực cả về diện tích, chất lượng, không gian sử dụng; (iv) Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đồng thời thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực của cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý đất đai. Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội các cấp và Nhân dân; (v) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế để thúc đẩy sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững; (vi) Hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác quản lý đất đai dựa trên hệ thống thông tin, dữ liệu đất đai thống nhất, tập trung, phục vụ đa mục tiêu kết nối từ Trung ương đến địa phương, quản lý biến động đến từng thửa đất.

Nguồn Bộ Tài nguyên và Môi trường

Luật Đất đai có những điểm mới nổi bật giải quyết được những khó khăn, vướng mắc có tính đặc thù tại các tỉnh miền núi trong đó có tỉnh Yên Bái như sau:

(1) Quy định cụ thể chính sách hỗ trợ đất ở, đất nông nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp cho cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; nguồn lực để thực hiện chính sách; đảm bảo quỹ đất để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

(2) Tại Điều 79 của Luật đã quy định cụ thể 31 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp này phải là các dự án: (i) Xây dựng công trình công(2) Tại Điều 79 của Luật đã quy định cụ thể 31 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp này phải là các dự án: (i) Xây dựng công trình công cộng; (ii) Xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp; (iii) Các trường hợp khác, bao gồm nhiều nhóm tiêu chí như: nhà ở, khu sản xuất, phát triển quỹ đất, khoáng sản, công trình ngầm và các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để đấu giá, đấu thầu nhằm tăng thu ngân sách…. Với 31 trường hợp cụ thể Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đã cơ bản bao quát các trường hợp cần thiết phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tuy nhiên, để bảo đảm cho trường hợp thực sự cần thiết thu hồi đất phát sinh nhưng chưa có trong quy định của Luật này, tại khoản 32 Điều 79 đã quy định trường hợp khác thì Quốc hội sửa đổi, bổ sung các trường hợp thu hồi đất của Điều này theo trình tự, thủ tục rút gọn.

(3) Quy định về nguyên tắc phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất; đất do tổ chức phát triển quỹ đất phát triển, quản lý, khai thác; quỹ phát triển đất và tổ chức phát triển quỹ đất. Việc phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất phải theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, công khai, minh bạch, hợp lý, hiệu quả và theo quy định của pháp luật; bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, hỗ trợ tái định cư, an sinh xã hội, bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

(4) Hoàn thiện chính sách tài chính về đất đai, cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, bãi bỏ quy định về khung giá đất của Chính phủ; quy định cụ thể nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá đất; quy định bảng giá đất được xây dựng hằng năm và bảng giá đất lần đầu được công bố và áp dụng từ ngày 01/01/2026, được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất từ ngày 01/01 của năm tiếp theo; việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất.

(5) Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân lên không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất tại địa phương; mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa cho cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong hạn mức được giao đất nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có năng lực về vốn, khoa học kỹ thuật có quyền tiếp cận đất đai, đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hạn chế tình trạng bỏ hoang hoặc sử dụng đất nông nghiệp manh mún không hiệu quả; bổ sung quy định người sử dụng đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa, được sử dụng một phần diện tích đất xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp; được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu… nhưng không được làm thay đổi loại đất đã được xác định theo quy định của Luật Đất đai.

(6) Bổ sung quy định để quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường, quy định về tập trung, tích tụ đất nông nghiệp nhằm khuyến khích tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún, tạo điều kiện thu hút đầu tư, ứng dụng cơ giới hoá và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là các vấn đề mà một tỉnh miền núi như Yên Bái đang gặp phải.

(7) Luật Đất đai đã quy định cụ thể các trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất; các trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất là các dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định. Luật cũng quy định điều kiện của tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, quy định trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật.

Hải Yến, Phòng 9 VKS tỉnh

Chi bộ Phòng 9, VKSND tỉnh Yên Bái phát huy dân chủ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn
Phòng 9 VKSND tỉnh Yên Bái Kiến nghị phòng ngừa vi phạm trong lĩnh vực công chứng, chứng thực
Quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam
VKSND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm về công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2023
Những điểm mới của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022
Phòng 9 thi đua “Góc làm việc Xanh- Sạch- Đẹp”
VKSND tỉnh Yên Bái kiểm tra chuyên đề tại VKSND thị xã Nghĩa Lộ và VKSND huyện Văn Chấn
Phòng 9 VKSND tỉnh thực hiện kiểm sát Bản án, Quyết định giải quyết của Tòa án qua sơ đồ tư duy
VKSND tỉnh Yên Bái phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp xem xét, thẩm định trong vụ án dân sự
VKSND tỉnh Yên Bái tổ chức thành công Cuộc thi “Xây dựng bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự, hành chính sơ thẩm” năm 2023.
Chi bộ Phòng 9, VKSND tỉnh Yên Bái phát huy dân chủ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn
VKSND tỉnh Yên Bái kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra toàn diện
VKSND tỉnh Yên Bái tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm
Phòng 9 VKSND tỉnh Yên Bái Kiến nghị phòng ngừa vi phạm trong lĩnh vực công chứng, chứng thực
VKSND tỉnh Yên Bái phối hợp với Công ty Cổ phần Bao Bì cao cấp Việt Nam VBOX tổ chức Chương trình thiện nguyện trại sáng tác “Ước Mơ Mùa Xuân” tại trường tiểu học tại xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Chi đoàn VKSND tỉnh Yên Bái thực hiện chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Thanh niên Chi đoàn VKSND tỉnh hưởng ứng Tháng Thanh niên 2024
Viện KSND tỉnh Yên Bái tham gia ký kết quy chế phối hợp trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết nguồn tin về tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự giữa Viện KS Quân sự Quân khu II và các VKSND các tỉnh trên địa bàn Quân khu II
Đoàn thanh niên VKSND tỉnh Yên Bái tham gia Chương trình “Ngày chủ nhật đỏ lần thứ XVI – năm 2024”
VKSND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp