Bàn về quy định của pháp luật trong tội Tàng trữ, sử dụng vật liêu nổ theo quy định Điều 305 BLHS

Trên thực tế việc áp dụng pháp luật theo quy định tại Điều 305 BLHS để xử lý theo điều luật này gặp không ít khó khăn, vướng mắc chủ yếu là xuất phát từ bất cập quy định của pháp luật, dẫn đến có những nhận thức và cách hiểu khác nhau, chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có thể dẫn đến có thể bỏ lọt tội phạm. Điều 305 Khoản 1 BLHS quy định: “1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”

Áp dụng điểm h khoản 1 Điều 52 hay điểm đ khoản 1 Điều 322 Bộ luật hình sự trong vụ án Tổ chức đánh bạc tại huyện Văn Chấn?

Ngày 08/03/2022, Vũ Xuân A, sinh năm 1976, trú tại: Tổ dân phố Trung Tâm, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn đã cùng với Đồng Văn C, sinh năm 1993, trú tại Tổ dân phố Phiêng 2, thị trấn Sơn Thịnh và Đoàn Trọng B, sinh năm 1973, trú tại Tổ dân phố Văn Thi 3, thị trấn Sơn Thịnh tổ chức cho 11 người khác đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa được thua bằng tiền tại nhà ở của Vũ Xuân A. Vũ Xuân A là người quán xuyến, quản lý chung và đứng ra thu tiền “Phế” của những người đến chơi, mỗi người 100.000 đồng. A phân công B là người xóc cái cho các con bạc đánh bạc, C là người dọn dẹp, mở cửa cho các con bạc vào đánh bạc. A thỏa thuận với B và C kết thúc việc tổ chức đánh bạc A sẽ trả cho B và C mỗi người 300.000 đồng. Quá trình điều tra xác định tổng số tiền các đối tượng sử dụng để đánh bạc là 22.410.000 đồng, A thu lời bất chính được số tiền 1.100.000 đồng.

Thư mời viết bài cho Chuyên mục suy đoán vô tội

Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đột phá trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra theo Kế hoạch công tác năm 2022 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái, Trang Thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh mở thêm Chuyên mục “Suy đoán vô tội, trọng chứng hơn trọng cung, tăng cường thực nghiệm điều tra để chuyển hóa chứng cứ” với mục đích tạo thêm một kênh trao đổi thông tin nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng, cách làm hiệu quả trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự.

Một số ý kiến về nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật hình sự

Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự thể hiện nền tư pháp văn minh, dân chủ, công bằng hướng tới bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, lần đầu tiên trong lịch sử lập Hiến, Hiến pháp năm 2013 (khoản 1 Điều 31) đã ghi nhận quyền được suy đoán vô tội: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Trên cơ sở này, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định nguyên tắc suy đoán vô tội định hướng cho việc xây dựng và thực thực thi pháp luật tố tụng hình ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.