Hỗn hợp thuốc nổ có thành phần chính TNT (Trinitrotoluen), Hexogen (RDX) và bột nhôm (Al) Cơ quan điều tra thu giữ trong một vụ án
Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tội danh trên còn chưa thống nhất, tôi đưa ra 02 quan điểm để các bạn đọc cùng thảo luận như sau:
Quan điểm thứ nhất: Theo 1 phần III của Thông tư 01/TTLT ngay 07/01/1995 (Nghĩa là phải tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có khối lượng từ 1kg trở lên đến dưới 10kg mới thì mới phải xử lý hình sự về tội này“. Hiện nay thông tư vẫn chưa có văn bản, nghị định hay thông tư nào thay thế nên theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội thì việc xử lý hình sự theo quy định Điều 305 BLHS cần phải vận dụng thông tư này.
Quan điểm thứ hai (là quan điểm của cá nhân tôi): Cho rằng cứ có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán… vũ khi, vật liêu nổ thì đều phải bi xử lý hình sự; vì điều luật không quy định số lượng tàng trữ, sử dụng mua bán là bao nhiêu. BLHS 2015 kế thừa các quy định điều luật của BLHS 2009, các điều luật trong bộ luật mới tổng hợp lại các thông tư, nghị định hướng dẫn thực hiện BLHS 2009 và đã được quy định cụ thể trong các tình tiết định tội cũng như định khung hình phạt trong từng điều luật. Mặt khác Thông tư 01/TTLT ngay 07/01/1995 hướng dẫn đối với quy định của pháp luật BLHS cũ đã hết hiệu lực thi hành, không phù hợp với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay, trên thực tế thuốc nổ nói riêng vật liệu nổ nói chung có sức công phá rất lớn, nếu quy định từ tàng trữ, mua bán hay sử dụng từ 1kg trở nên mới bị xử lý hình sự đối với loại tội phạm này chưa đảm bảo công tác phòng chống tội phạm này trong giai đoạn hiện nay.
Hoàng Huấn – Phòng 2