Phân biệt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự năm 2015

Phân biệt hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có tác dụng nhận thức đúng đắn về đặc điểm pháp lý của hai tội, không nhầm lẫn. Về thực tiễn phân biệt tìm ra sự khác nhau giữa hai tội có tác dụng đảm bảo định tội chính xác, truy cứu trách nhiệm hình sự đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của người thực hiện hành vi phạm tội ở mỗi tội đúng các quy định của pháp luật.

– Căn cứ pháp lý: Điều 174  Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 174 và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 có nhiều điểm giống nhau nhưng đây là hai tội độc lập, hoàn toàn khác nhau.

– Sự giống nhau của hai tội thể hiện như sau:

+ Cả hai tội lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàu sản đều xâm phạm đến khách thể là quyền sở hữu đối với tài sản; tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội.

+ Mặt khách quan của cả hai tội đều được thực hiện bằng phương pháp hành động, đều thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Cả hai tội đều được coi là hoàn thành từ khi chiếm đoạt được tài sản.

+ Mặt chủ quan của tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều có hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội đều thấy trước hành vi lừa đảo hoặc hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là nguy hiểm cho xã hội, hành vi ấy đều gây thiệt hại cho quyền sở hữu của chủ tài sản, tuy nhiên người phạm tội đều mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác với mục đích vụ lợi.

+ Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều là bất kỳ người nào, đủ độ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Để truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội này, điều luật đều quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị thấp hơn mức quy định thì đòi hỏi người thực hiện hành vi phải thõa mãn các điều kiện được pháp luật quy định.

+ Hình phạt quy định tại khoản 5 của hai tội trên hoàn toàn giống nhau: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

– Sự khác nhau của hai tội thể hiện như sau:

+ Thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của hai tội này hoàn toàn khác nhau.

Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng thủ đoạn gian dối gây lòng tin đối với chủ tài sản, làm chủ tài sản tin tưởng người phạm tội mà trao tài sản cho họ. Để chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội lừa đảo phải dùng thủ đoạn gian dối trước. Chính thủ đoạn gian dối là nguyên nhân làm người có tài sản tin tưởng mà trao tài sản. Thủ đoạn gian dối là nguyên nhân nhận được tài sản của người khác để chiếm đoạt tài sản ấy.

Người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn khác với người lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mặc dù sự chiếm đoạt tài sản có tính chất gian dối. Người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng cách vay, mượn, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản của chủ tài sản bằng các hình thức hợp đồng để chủ tài sản giao tài sản cho người phạm tội. Họ nhận được tài sản từ chủ tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng. Sau khi nhận được tài sản người phạm tội mới thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản ấy hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Sự gian dối chiếm đoạt tài sản xảy ra sau khi nhận được tài sản nên lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là bội tín (phản bội lòng tin) của chủ tài sản.

+ Hai tội khác nhau về giá trị của tài sản bị chiếm đoạt quy định trong khoản 1 của hai điều luật. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt ở tội lừa đảo là từ 2.000.000 đồng trở lên; giá trị tài sản bị chiếm đoạt ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là từ 4.000.000 đồng trở lên.

+ Hình phạt cao nhất quy định với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nặng hơn so với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hình phạt cao nhất với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tù chung thân; hình phạt cao nhất với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là 20 năm tù.

Hà Lập Phương – VKSND huyện Văn Chấn

Viện kiểm sát nhân dân huyện Trấn Yên tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp
Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Bình kiểm sát trực tiếp công tác thi hành án hình sự tại UBND cấp xã
Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Bình phối hợp với Tòa án mở một số phiên tòa lưu động và rút kinh nghiệm
Khối Nội chính huyện Văn Chấn giao ban công tác nội chính Quý I năm 2016
Các cơ quan tố tụng huyện Yên Bình xác định vụ án điểm
Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Chấn tổ chức Lễ trưởng thành đoàn cho các đoàn viên
Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Bình yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Bình phối hợp mở phiên tòa xét xử lưu động án hình sự tại thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình
Viện kiểm sát nhân thị xã Nghĩa Lộ tổ chức kỷ niệm 106 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2016).
Đoàn thanh niên Viện kiểm sát nhân dân huyện Trấn Yên tặng quà cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn
Khối Nội chính huyện Văn Chấn giao ban công tác nội chính Quý I năm 2016
Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Chấn tổ chức Lễ trưởng thành đoàn cho các đoàn viên
Khối Nội chính huyện Văn Chấn tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016
Những nội dung mới cơ bản của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Chấn trực tiếp kiểm sát công tác thi hành án hình sự tại Cơ quan Thi hành án hình sự Công an huyện Văn Chấn
Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Chấn quản lý chặt chẽ tình hình chấp hành pháp luật trong hoạt động tư pháp
Phối hợp tổ chức đêm “Vui hội trăng rằm” cho thiếu nhi Trường Mầm non Bản Lềnh, xã Sơn Thịnh, Văn Chấn
Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Chấn – Thực hiện tốt chủ trương của cấp ủy địa phương trong việc nhận đỡ đầu học sinh bán trú tại xã Sùng Đô
Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Chấn Kháng nghị về vi phạm trong công tác thi hành án hình sự
Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Chấn thực hiện tốt việc chung sức xây dựng nông thôn mới