Sẽ ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa theo quy định của pháp luật

Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 về việc ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa.

Theo đó, Quy chế tổ chức phiên tòa này quy định về nguyên tắc tổ chức phiên tòa, nội quy phòng xử án, việc bảo vệ phiên tòa và thực hiện các quyết định của Chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử.

Quy chế tổ chức phiên tòa này được áp dụng đối với các phiên tòa, phiên họp trong quá trình Tòa án xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử và giải quyết vụ việc dân sự, phá sản; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Sẽ ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa theo quy định của pháp luậtẢnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Ngoài ra, Quy chế cũng quy định rõ về nội quy phòng xử án như:

Nội quy phòng xử án bao gồm nội quy phiên tòa theo quy định tại Điều 256 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 234 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 153 của Luật Tố tụng hành chính và các quy định sau:

– Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa phải ngồi đúng vị trí trong phòng xử án;

– Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký phiên tòa phải mặc trang phục xét xử theo đúng quy định;

– Tòa án ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.

Sẽ ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa theo quy định của pháp luậtẢnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy từng trường hợp có thể bị Chủ tọa phiên tòa buộc rời khỏi phòng xử án hoặc khu vực xét xử, xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ hành chính.

Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự.

Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa khi xét xử không mặc đúng trang phục thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân hoặc bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký phiên tòa phải ổn định trật tự, kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập, phổ biến nội quy phiên tòa và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 và thay thế Thông tư số 01/2014/TT-CA ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nội quy phiên tòa.

Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Theo Tạp chí Kiểm Sát

Điểm mới về miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 BLHS 2015
Danh sách trúng tuyển vào Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2017
Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí tham dự phiên họp toàn thể lần thứ 6 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội khóa XIV
Hội thảo về phòng chống các tội phạm liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em
Hội nghị thông báo nhanh nội dung các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ Ba
Bị cáo được yêu cầu giữ bí mật một số thông tin trong bản án điện tử
Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hải Phong làm thành viên Hội đồng tư vấn án lệ
Quy định về người đại diện trong tố tụng hành chính có “thiệt thòi” cho đương sự?
Lãnh đạo VKS tối cao tiếp xã giao đoàn Đại biểu cấp cao Bộ tư pháp nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng Vụ 4 VKSND tối cao