Những nét chính trong việc thực hiện Quy chế dân chủ của ngành Kiểm sát Yên Bái
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, những năm qua ngành Kiểm sát Yên Bái luôn tiếp tục phổ biến, quán triệt thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành KSND về thực hiện Quy chế dân chủ; các tài liệu đã được phổ biến quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức và người lao động của hai cấp ngành Kiểm sát Yên Bái bao gồm Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban Bí thư về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 ngày 30/8/1998 và Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Quy chế về thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND; Quy chế về thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND tỉnh Yên Bái. Mục đích để tiếp tục nâng cao nhận thức trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức, người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND; cũng trên cơ sở đó yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, người lao động ngành Kiểm sát Yên Bái chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng cơ quan đơn vị trong sạch vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và người lao động đủ phẩm chất, năng lực, trách nhiệm. Thông qua các nội dung trên, những nét chính và kết quả trong việc thực hiện Quy chế dân chủ của ngành Kiểm sát Yên Bái được khái quát như sau: