Tập thể

1 Huân chương Lao động hạng Nhì

 

5 Huân chương Lao động hạng Ba

9 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

23 Cờ thi đua xuất sắc của VKSNDTC

151 Bằng khen của VKSNDTC

Nhiều Cờ, Bằng khen của UBND tỉnh Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, Yên Bái

 

Cá nhân

1 Huân chương Độc lập hạng Ba

2 Huân chương Lao động hạng Nhất

 

2 Huân chương Lao động hạng Ba

 

4 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

 

Hàng trăm lượt cán bộ, kiểm sát viên được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua Ngành, Chiến sỹ thi đua cơ sở, Huân, Huy chương kháng chiễn chống Mỹ và Huy chương Bảo vệ pháp chế

LỄ KỶ NIỆM 52 NĂM NGÀY THÀNH LẬP VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN (26/7/1960 – 26/7/2012)

Ngày 26/7/2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 52 năm ngày thành lập Viện kiểm sát nhân dân (26/7/1960 – 26/7/2012). Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì Lễ kỷ niệm. Cùng dự có các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Phước Tới, Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Lê Hữu Thể, Trần Công Phàn, Nguyễn Hải Phong. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Điều tra viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Lãnh đạo Viện, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương, Điều tra viên cao cấp, Chánh văn phòng, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát quân sự trung ương tham dự buổi Lễ.Tại buổi Lễ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình có bài phát biểu quan trọng kỷ niệm 52 năm ngày thành lập Viện kiểm sát nhân dân. Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân xin giới thiệu với bạn đọc toàn văn diễn văn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Lễ kỷ niệm. 

 

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởngViện KSND tối cao

đọc diễn văn kỷ niệm tại buổi Lễ

 Kính thưa các quý vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí! 

Nhân dịp kỷ niệm 52 năm thành lập Ngành, thay mặt Lãnh đạo VKSND tối cao, tôi xin gửi lời chúc mừng thân thiết tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân nhân. Chúc các đồng chí và gia đình sức khoẻ, hạnh phúc và thành công.

Thưa các đồng chí!           

Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân – một hệ thống cơ quan mới trong bộ máy nhà nước ta. Trải qua 52 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát thường xuyên của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân, UBMTTQ Việt Nam các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức ở Trung ương và địa phương, sự ủng hộ của nhân dân, ngành Kiểm sát nhân dân đã không ngừng phấn đấu, trung thành, tận tụy thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước; vượt qua khó khăn, thử thách để hoàn thành trọng trách mà Đảng và nhân dân giao cho. Ngành Kiểm sát nhân dân đã góp phần tích cực vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong những năm qua. Qua hoạt động thực tiễn, uy tín của Viện kiểm sát nhân dân được nâng cao, lòng tin của nhân dân vào Ngành không ngừng được củng cố.Trong những năm đầu mới thành lập, quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân tập trung phục vụ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng quan hệ sản xuất mới ở miền Bắc, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng và bọn tội phạm. Khi chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ mở rộng ra miền Bắc, công tác kiểm sát đã kịp thời chuyển hướng hoạt động, phục vụ các yêu cầu của thời chiến trên cả hai mặt trận sản xuất và chiến đấu. Với mục tiêu hàng đầu là giữ vững an ninh chính trị, xây dựng hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa vững mạnh, kịp thời chi viện cho tiền tuyến; hoạt động kiểm sát trong thời kỳ này tập trung đấu tranh khắc phục các biểu hiện buông lỏng kỷ luật thời chiến, vi phạm các quyền dân chủ của nhân dân, góp phần nghiêm trị bọn gián điệp, biệt kích và phản động; đấu tranh chống tội phạm gây cản trở việc chi viện cho tiền tuyến và các hành vi xâm phạm chính sách hậu phương quân đội.Khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngành Kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động trên phạm vi cả nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, toàn ngành đã đẩy mạnh các hoạt động phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Ở các tỉnh phía Nam, Viện kiểm sát các cấp mới được thành lập, tuy lực lượng còn non trẻ, phần lớn là những chiến sĩ mới rời quân ngũ, chuyển ngành sau chiến tranh, chưa được đào tạo, thiếu kinh nghiệm hoạt động tư pháp nhưng tận tâm với Đảng, tận hiếu với dân, giàu nhiệt huyết, rất công tâm và kỷ luật cao đó đã vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tập trung hoạt động kiểm sát vào mục tiêu giữ vững trật tự trị an, củng cố chính quyền cách mạng, tích cực phục vụ phát triển kinh tế, xây dựng quan hệ sản xuất mới.Trong những năm đầu đổi mới, Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội của Viện kiểm sát nhân dân theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đã góp một phần không nhỏ trong công tác phòng ngừa vi phạm, đấu tranh với các tội phạm. Nhờ đó đã giúp bộ máy từ Trung ương đến chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản cho Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của công dân, kiến nghị khắc phục vi phạm đối với hàng nghìn văn bản quy phạm pháp luật, góp phần củng cố pháp chế trong xây dựng và áp dụng pháp luật.Trong lĩnh vực hình sự, Viện kiểm sát các cấp đã quán triệt chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước; các qui định của Bộ luật hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, tăng cường phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện và xử lý nghiêm minh các loại tội phạm, đưa ra truy tố nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có tác dụng phòng ngừa, giáo dục cao, được dư luận đồng tình. Đồng thời, đã tăng cường kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm việc bắt, giam, giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.Từ năm 1986 đến nay, quán triệt quan điểm đổi mới toàn diện và các nhiệm vụ cải cách tư pháp được đề cập trong các nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội, ngành Kiểm sát nhân dân đã có sự đổi mới mạnh mẽ về nhận thức, lý luận, về tổ chức bộ máy, cán bộ và các công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Nhờ thực hiện chủ trương và biện pháp đổi mới đó, ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng.Hiến pháp năm 1992 (bổ sung sửa đổi năm 2001) đã thể chế hoá mục tiêu Nghị quyết của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền, xác định đúng đắn vị trí, vai trò, hệ thống các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước, định hướng xây dựng một nền tư pháp dân chủ, vững mạnh. Một trong những nội dung điều chỉnh này là Viện kiểm sát nhân dân không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội, nhấn mạnh việc tăng cường chức năng thực hành quyền công tố và ghi nhận chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã thể chế hóa quy định của Hiến pháp, ghi nhận cụ thể, rõ ràng về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.Trong giai đoạn từ 2002 đến nay, thực hiện chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, ngành Kiểm sát nhân dân đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các qui định của pháp luật; tập trung làm tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát các cấp đã tiến hành đổi mới một cách tích cực vàtoàn diện. Các mặt công tác của VKSND và VKSQS các cấp đã nhiều chuyển biến rõ rệt. Viện kiểm sát các cấp đãtăng cường trách nhiệm tranh tụng của Kiểm sát viên tại các phiên tòa; gắn công tố với điều tra, tập trung nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp bị oan, sai; đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, nhất là các vụ án hình sự trọng điểm, được dư luận xã hội quan tâm.Cùng với việc thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ; Ngành đã chú trọng đổi mới tổ chức bộ máy và quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên vững vàng về lập trường chính trị, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về phẩm chất đạo đức theo lời dạy của Bác Hồ “Mỗi cán bộ Kiểm sát phải: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Đội ngũ cán bộ Kiểm sát ngày càng được tăng cường về số lượng, nâng cao về chất lượng. Năm 1960, toàn ngành Kiểm sát mới có hơn 800 cán bộ. Năm 1975, khi đất nước thống nhất, toàn ngành có gần 3.000 cán bộ. Hiện nay, tổng biên chế của toàn Ngành gần 14.000 cán bộ, công chức, viên chức. Ngành đang triển khai, thực hiện đề án “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn 2010-2020”, nhằm phát triển chiến lược nguồn nhân lực chất lượng cao và đến năm 2020 toàn Ngành có khoảng 21.000 biên chế. Toàn Ngành đã hoàn thành rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp giai đoạn 2010-2015, giai đoạn 2016-2020;khẩn trương hoàn thiện để trình UBTV Quốc hội phê duyệt đề án “Bổ sung biên chế và số lượng Kiểm sát viên các cấp trong Ngành giai đoạn 2012-2013”.Hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Kiểm sát cũng được tăng cường, góp phần tích cực thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế, vai trò của Viện KSND Việt Nam trong quan hệ với các Viện kiểm sát, Viện Công tố các nước trong khu vực và trên thế giới.Đã củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với Viện kiểm sát, Viện công tố nhiều nước; tích cực tham gia các diễn đàn đa phương và song phương trong lĩnh vực tư pháp. Thực hiện tốt vai trò là cơ quan đầu mối thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự theo Luật Tương trợ tư pháp. Thiết thực kỷ niệm năm Đoàn kết, hữu nghị Việt – Lào 2012, vừa qua chúng ta đã tổ chức thành công giao lưu văn hóa thể thao Viện kiểm sát nhân dân hai nước Việt – Lào tại Nghệ An.Suốt 52 năm qua, trong các lĩnh vực công tác, ngành Kiểm sát nhân dân đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Đất nước, đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thành tựu 52 năm xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân là sự phản ánh tinh thần hy sinh, phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ; vượt qua mọi thử thách của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn Ngành.Với những cố gắng và thành tích đạt được trong 52 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Kiểm sát nhân dân đã hai lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; nhiều tập thể đơn vị, cá nhân trong Ngành được tặng thưởng Huân chương Lao động, Cờ và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. ngành Kiểm sát nhân dân đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng cao quý. Đây là một vinh dự to lớn đối với Ngành ta.

Thưa các đồng chí!

Với tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn phê bình và tự phê bình; chúng ta nhận thấy rằng chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát còn có những tồn tại, hạn chế so với yêu cầu của công cuộc đổi mới và cải cách tư pháp.Trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự vẫn còn xảy ra một số trường hợp oan sai, bỏ lọt tội phạm, chất lượng thực hành quyền công tố, gắn trách nhiệm của công tố với điều tra và chất lượng tranh tụng tại phiên tòa của Kiểm sát viên chưa đạt yêu cầu. Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo các quy định mới của pháp luật tăng đột biến nhưng ở nhiều đơn vị chất lượng, số lượng kháng nghị, kiến nghị giảm, số án bị cải, sửa, hủy tăng lên, chưa đáp ứng với yêu cải cách tư phápMột số vụ khiếu kiện tồn đọng, phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc trong nhân dân.Công tác quản lý, rèn luyện cán bộ có nơi, có lúc chưa tốt, dẫn đến một số cán bộ mắc sai phạm phải bị xử lý. Ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, Kiểm sát viên chưa cao; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát các cấp với các cơ quan tiến hành tố tụng ở một số nơi chưa chặt chẽ.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tích cực hưởng ứng “Năm an toàn giao thông”

Hưởng ứng “Năm an toàn giao thông”, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Hướng dẫn công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội, trong đó có nội dung nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông. Qua theo dõi công tác phối hợp thực hiện “Năm an toàn giao thông” trong Quý I/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kết quả bước đầu như sau: Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã triển khai, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu trách trong công tác tuyên truyền, giải quyết các vụ việc, vụ án về giao thông, Quý I năm nay đã giảm được số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, vẫn còn 10 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng bất thường như: Tp Hải Phòng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Quảng Ngãi, Bình Định, Hậu Giang, Tây Ninh, Phú Yên, Cà Mau.Để thực hiện thành công “Năm an toàn giao thông”, Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Viện kiểm sát hai cấp thực hiện tốt một số nội dung sau:Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân ý thức tham gia giao thông, đặc biệt tăng cường ý thức của cán bộ ngành Kiểm sát trong văn hóa giao thông.Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám phương tiện, dấu vết… Nghiêm túc thực hiện Quy chế 07, ngày 02/01/2008 về Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan giám định; đề ra yêu cầu điều tra kịp thời, chất lượng nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra và giải quyết vụ án.Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra cùng cấp khẩn trương phân loại, kiên quyết khởi tố, truy tố các hành vi phạm tội về giao thông khi có đủ căn cứ.Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông, xác định án điểm đối với các vụ án tai nạn giao thông nghiêm trọng trên địa bàn, tăng cường xét xử lưu động để tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật khi tham gia giao thông của công dân và phòng ngừa chung.Kiến nghị với các cơ quan chức năng về các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ tai nạn giao thông tại các “điểm đen”, tiến tới giảm số “điểm đen” trên địa bàn.Định kỳ tháng, quý, sáu tháng, một năm có báo cáo kết quả công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án giao thông, về hiệu quả công tác phối hợp (chất lượng, tiến độ) giữa các cơ quan tư pháp địa phương trong xử lý các vụ án nghiêm trọng trên địa bàn.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Quảng Ngãi, Bình Định, Hậu Giang, Tây Ninh, Phú Yên, Cà Mau tổ chức họp rút kinh nghiệm và xây dựng báo cáo về tình hình vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực xâm phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trong quý I/2012, tập trung đánh giá những hạn chế, thiếu sót và xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp giảm số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn.

Trích nguồn: VKSND tối cao-Thanh Tâm

TRAO QUYẾT ĐỊNH CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO BỔ NHIỆM CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO CẤP VỤ

 

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Hữu Thể trao Quyết định bổ nhiệm

Phó Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát 

Ngày 04/6/2012, các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Hữu Thể, Nguyễn Hải Phong dự Lễ công bố và trao Quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bổ nhiệm chức vụ Lãnh đạo cấp Vụ các đơn vị Cục Điều tra, Viện khoa học kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ và Lãnh đạo hai đơn vị, cùng Lãnh đạo và cán bộ, công chức Cục Điều tra, Viện Khoa học kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự buổi lễ.Ngày 29/5/2012, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký Quyết định số 47, 48, 50/QĐ-VKSTC-V9, bổ nhiệm đồng chí Vũ Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế – chức vụ giữ chức vụ Cục trưởng Cục Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bổ nhiệm đồng chí Hoàng Quỳnh Chi, Trưởng phòng, Viện Khoa học kiểm sát giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát; Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thị Thủy, Trưởng phòng, Viện khoa học kiểm sát giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các Quyết định trên có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2012.

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO LÀM VIỆC VỚI BỘ TÀI CHÍNH

  

 Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc

Thực hiện chương trình công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tài chính, ngày 16/5/2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có buổi làm việc với Bộ Tài chính. Về phía Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện Trưởng Thường trực, cùng các đồng chí Phó Viện trưởng Nguyễn Hải Phong, Bùi Mạnh Cường và Lãnh đạo Vụ Kế hoạch – Tài chính Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Về phía Bộ Tài chính có đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng chí Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng và Thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài Chính. Nội dung buổi làm việc về cơ sở vật chất, chế độ chính sách đối với ngành Kiểm sát nhân dân.Tại buổi làm việc đồng chí Ngô Xuân Thắng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính trình bày báo cáo khái quát về tình hình kinh phí của ngành Kiểm sát được Nhà nước cấp trong 03 năm trở lại đây. Trên cơ sở kinh phí được Nhà nước giao, căn cứ Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước và khả năng ngân sách nhà nước từng năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành các quy định về nguyên tắc và định mức phân bổ phù hợp với từng năm ngân sách, áp dụng thống nhất trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân. Trong đó ưu tiên nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tăng cường kinh phí hoạt động cho các đơn vị thuộc khu vực miền núi cao, hải đảo… Trong phân bổ kinh phí được giao, ngành Kiểm sát nhân dân bảo đảm nguyên tắc công bằng, công khai, dân chủ, phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm chặt chẽ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm, hiệu quả.Trong những năm qua, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho các cơ quan tư pháp nói chung và ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng từng bước được tăng cường và hiện đại hóa, điều đó đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ngành. Trước yêu cầu về nhiệm vụ ngày càng cao (năm 2012 khối lượng công việc của ngành Kiểm sát nhân dân tăng lên trên 80% so với trước đây) thì càng đòi hỏi có những chế độ chính sách và cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ công việc được giao. Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến đề xuất liên quan đến kinh phí, cơ sở vật chất và chế độ chính sách cho ngành Kiểm sát nhân dân đã được Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh, đại diện Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ như Vụ Hành chính sự nghiệp, Cục Quản lý công sản, Vụ Đầu tư, Vụ Ngân sách nhà nước… cùng giải đáp, chia sẻ và trao đổi các biện pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Vương Đình Huệ bày tỏ sự chia sẻ với những khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách trong quá trình hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân trong thời gian qua. Đối với những kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng cũng đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp trong phạm vi cho phép nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khả năng có thể cho quá trình hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân trong thời gian tới.Thay mặt ngành Kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình trân trọng cảm ơn Bộ trưởng Vương Đình Huệ, Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã có buổi làm việc, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến kinh phí, cơ sở vật chất và chế độ chính sách cho ngành Kiểm sát nhân dân. Viện trưởng cũng mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, phối hợp của Bộ Tài chính để ngành Kiểm sát nhân dân ngày càng phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.


Trích nguồn: Website VKSNDTC

HỌP HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

 

 PGS. Tiến sỹ Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn

Kiểm sát viên VKSND tối cao chủ trì cuộc họp

Ngày 17/5/2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương. Chủ trì cuộc họp có Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn. Tham dự cuộc họp có đại diện Lãnh đạo Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Hội Luật gia Việt Nam là Ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Đồng chí Nguyễn Minh Đức, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đọc Tờ trình về việc tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương danh sách, lý lịch trích ngang của số cán bộ được Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương.Cuộc họp có sự tham gia đầy đủ của các Ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương. Thành viên hội đồng thảo luận, phân tích đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho việc tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương đúng tiêu chuẩn, đảm bảo số lượng, chất lượng theo luật định. Hội đồng tuyển chọn Quyết nghị bằng hình thức biểu quyết theo danh sách đề nghị của Ủy ban kiểm sát. Kết quả có 29 cán bộ đạt số phiếu 100%, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Chủ tịch nước bổ nhiệm 25 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và 04 đồng chí Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương.Phát biểu kết thúc phiên họp, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn phát biểu cảm ơn các thành viên Hội đồng đã làm việc tích cực, với tinh thần trách nhiệm cao trong việc tuyển chọn chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương đợt này, góp phần xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân vững mạnh trong tiến trình cải cách tư pháp. Yêu cầu, nhiệm vụ thực tế đặt ra đối với Kiểm sát viên phải là người tinh thông về nghiệp vụ, có lương tâm trách nhiệm cao và phẩm chất đạo đức trong sáng; mỗi Kiểm sát viên nói riêng và cán bộ trong toàn Ngành không ngừng phấn đấu, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

 

Trích nguồn: Website VKSNDTC

TRAO QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM LÃNH ĐẠO CẤP VỤ

 

Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Hoàng Nghĩa Mai trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng

Ngày 14/5/2012, đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự Lễ công bố và trao Quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bổ nhiệm chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về kinh tế – chức vụ (Vụ 1). Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Lãnh đạo và cán bộ, công chức Vụ 1 Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự buổi lễ.Ngày 26/4/2012, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký Quyết định số 42/QĐ-VKSTC-V9, bổ nhiệm đồng chí Khương Thị Minh Hằng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trưởng phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế – chức vụ và Hướng dẫn chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố phía Nam (phòng 4) giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về kinh tế – chức vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kể từ ngày 01/5/2012.Phát biểu tại Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm, Phó Viện trưởng Thường trực Hoàng Nghĩa Mai nhấn mạnh, việc bổ nhiệm đồng chí Khương Thị Minh Hằng giữ chức vụ Phó Vụ trưởng thể hiện sự quan tâm của Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về kinh tế – chức vụ, kiện toàn tổ chức cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đồng thời cũng là vinh dự và trách nhiệm cao đối với đồng chí Khương Thị Minh Hằng trong công tác. Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực tin tưởng trên cương vị mới, đồng chí Khương Thị Minh Hằng cùng với tập thể Lãnh đạo Vụ 1 tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết của đơn vị, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, xứng đáng với sự quan tâm của Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Viện và sự tín nhiệm của cán bộ, công chức trong đơn vị.Sau khi nhận Quyết định, đồng chí Khương Thị Minh Hằng phát biểu cảm ơn Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Viện và toàn thể cán bộ, công chức Vụ 1 đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ đồng chí trong quá trình công tác, trên cương vị mới đồng chí sẽ nỗ lực hơn nữa đoàn kết cùng Lãnh đạo Vụ 1, Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 Nguồn Website VKSND tối cao

THỬA RUỘNG 3 BỜ DƯỚI DỐC MÔNG

Đám ruộng ba bờ dưới dốc mông
Lâu ngày không cấy vẫn để không
…Nước non vẫn đủ, cỏ mọc tốt
Nhờ người cày hộ có được không?”
Ông chồng đọc xong trả lời:
Đám ruộng ba bờ là của ông
Cho dù không cấy vẫn để không
Mùa này không cấy chờ mùa khác
Nhờ người cày hộ chết với ông”
Bà vợ chịu không nổi gửi tiếp:
“Ông à… cỏ dại lên quá mông
Dân cày quê mình cứ ở không
Thôi tui làm phước cho họ cấy
…Ông về thu hoạch… thế là xong”
Ông chồng càng tức giận hơn:
“Cỏ dại có mọc lên quá mông
Thì bà vẫn cứ phải để không
Ông mà biết được bà cho cấy
Ông vể nhổ sạch thế là… xong”
Bà tiếp:
“Ruộng kia cỏ đã mọc đầy đồng
Ông về gấp gấp có nghe không?
Ruộng đang thiếu nước, lại khô cạn
…Ông về tưới hộ tôi trả công!”
Chồng nghe thế liền gửi lại:
“Ừ thì bà ráng mà kiềm lòng
Bà mà léng phéng chết với ông
Ông về ông cấy cho tơi xốp
Cho thỏa bao ngày bà đợi mong”