Tại phiên tòa hình sự, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố đã phân tích, đánh giá đầy đủ nội dung vụ án, xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo.
Toàn cảnh phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm
Đối với các vụ án dân sự, là những vụ án phức tạp hội đủ tiêu chí để lựa chọn thực hiện phiên tòa rút kinh nghiệm, Kiểm sát viên khi được phân công đã thực hiện đúng hướng dẫn số 32/HD-VKSTC ngày 30/11/2018 của VKSND tối cao hướng dẫn việc tham gia, tham dự phiên tòa dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động rút kinh nghiệm; tập trung nghiên cứu kỹ hồ sơ, báo cáo đề xuất quan điểm giải quyết vụ án rõ ràng, dự thảo câu hỏi cùng những tình huống phát sinh và dự thảo phát biểu tại phiên tòa. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đã kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, của đương sự và những người tham gia phiên tòa. Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, diễn biến và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên đã đề nghị Hội đồng xét xử về quan điểm giải quyết vụ án và được Hội đồng xét xử chấp nhận.
VKS thành phố tổ chức họp rút kinh nghiệm sau phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm
Sau khi kết thúc các phiên tòa, đơn vị đã tổ chức họp rút kinh nghiệm, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của của Kiểm sát viên tại phiên tòa như tác phong, các kỹ năng tranh tụng, lập luận… nhằm rút kinh nghiệm chung, đồng thời là dịp để mỗi cán bộ, Kiểm sát viên tích lũy kinh nghiệm về phương pháp kỹ năng thực hành quyền công tố để từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay./.
Nguyễn Thị Lê Oanh – VKS Thành phố