Một số kinh nghiệm trong công tác kiểm sát án mua bán người trên địa bàn vùng cao tỉnh Yên Bái

Qua thực tiễn công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án mua bán người trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Trạm Tấu là một trong hai huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống của tỉnh Yên Bái, có thể rút ra một số đặc điểm của loại tội phạm này cũng như các bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát của Kiểm sát viên.

Vụ thứ nhất: Khoảng thời gian tháng 7 năm 2016, Vàng A Thắng trú tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên đi lao động tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lao Cai đã quen một người đàn ông tên là Sàng quốc tịch Trung Quốc, tại đây Sàng đã nói với Thắng về Việt Nam tìm phụ nữ để đưa sang Trung Quốc cho bạn của Sàng lấy làm vợ, Thắng trả lời là có quen Trang Thị Dùa – sinh năm 1998 trú tại xã Làng Nhì huyện Trạm Tấu qua mạng xã hội facebook,  nghe thấy thế Sàng  đã đưa cho Thắng hai triệu đồng để chi phí, nhận được tiền Thắng  đã gọi điện tán tỉnh nói là yêu Dùa để Dùa tưởng thật sau đó các đối tượng đã bàn nhau lừa đưa Dùa về ra mắt gia đình nhà Thắng, nhưng thực chất là đưa lên thành phố Lao Cai rồi bán sang Trung Quốc. để lao động và cuối cùng là bán cho một người đàn ông Trung Quốc lấy làm vợ, đến tháng 6 năm 2017 Dùa được giải cứu về Việt Nam.

Vụ thứ hai: Khoảng thời gian tháng 4 năm 2018, có một người đàn ông gọi điện cho Lý A Cu  trú tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái  giới thiệu tên là Dinh và bảo Cu tìm người đem sang Trung Quốc bán lấy tiền, Dinh đã  gửi số điện thoại của Phàng Thị Sinh- sinh năm 1995, trú tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu để Cu gọi điện tán tỉnh lừa là muốn lấy Sinh làm vợ, sau đó các đối tượng đã bàn nhau đưa Sinh lên thành phố Lao Cai rồi bán sang Trung Quốc để một người đàn ông Trung Quốc lấy làm vợ, đến tháng 7 năm 2018 Sinh đã bỏ trốn  về Việt Nam.

Vụ thứ ba: Cũng với thủ đoạn tán tỉnh hứa hẹn sẽ lấy làm vợ, ngày 1/7/2018 hai đối tượng là Hờ A Rùa và Thào A Xú cùng trú tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang đang có hành vi đưa hai phụ nữ là Phàng Thị M và Giàng Thị D cùng trú tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu để lừa đưa lên biên giới Việt – Trung  bán kiếm tiền. Khi đang đi trên đường thì bị Công an xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu bắt quả tang

Các bị cáo bị xét xử về tội mua bán người tại phiên tòa

1. Một số đặc điểm chung: Qua các vụ việc nêu trên có thể rút ra một số đặc điểm chung của loại tội phạm này cũng như các bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết án.

Thứ nhất: Về đối tượng gây án Các đối tượng đều là người địa phương khác móc nối với người người nước ngoài hoặc người Việt Nam sinh sống trên khu vực biên giới, không có mối quan hệ quen biết trước và cùng là người dân tộc Mông  với nạn nhân.

Thứ hai: về thủ đoạn phạm tội đều thông qua mạng xã hội như zalo, facebook đối tượng tìm kiếm số điện thoại của những phụ nữ trên địa bàn, kể cả những phụ nữ đang có chồng nhưng có nhu cầu thay đổi cuộc sống, để tán tỉnh trong một thời gian dài. đi lại gặp gỡ nạn nhân nhiều lần để hứa hẹn sẽ kết hôn với nạn nhân, đưa về nhà để giới thiệu với gia đình, nhưng thực chất là đưa qua biên giới để bán lấy tiền. Sau khi đưa qua biên giới thì dùng thủ đoạn khống chế đe dọa, thậm chí bị đánh đập buộc nạn nhân phải kết hôn trái ý muốn với những người đàn ông nước ngoài hoặc bị cưỡng bức lao động.

Khi liên lạc với nạn nhân các đối tượng đều sử dụng các sim điện thoại không đăng ký với Trung tâm viễn thông, sau khi tội phạm hoàn thành thì vứt bỏ gây khó khăn trong việc thu thập chứng cứ.

Thứ ba: về người bị hại đều là phụ nữ người dân tộc thiểu số, giữa những nạn nhân trong cùng vụ án có mối quan hệ họ hàng, bạn bè. tuổi đời còn trẻ, trình độ học vấn thấp, thiếu kinh nghiệm sống

2. Một số khó khăn, vướng mắc

Thứ nhất: khó khăn trong việc thu thập chứng cứ khoảng thời gian kể từ khi phạm tội đến khi tội phạm bị tố giác rất dài, nên nạn nhân không nhớ hoặc nhớ không chính xác nhiều tình tiết của vụ án, khó khăn trong việc nhận dạng đối tượng và các đồng phạm khác, nhận dạng vật chứng trong vụ án. Các đối tượng có thời gian bàn bạc để che dấu tội phạm, mua chuộc nhân chứng, bỏ trốn khỏi địa phương.

Khi đưa người bị hại di chuyển từ nhà lên biên giới các đối tượng thường đi đường tắt, đường rừng. đi vào ban đêm nên nạn nhân khó khăn trong việc xác định các địa điểm đi qua hoặc dừng nghỉ.

Khi trở về địa phương người bị hại luôn có tâm lý mặc cảm, xấu hổ với gia đình, hàng xóm nên khai báo không đúng, không đầy đủ về những tình tiết không có lợi đối với cuộc sống sau khi trở về.

Thứ hai, khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ.

Các vụ án đều có đồng phạm có nhiều thời gian chuẩn bị trước khi phạm tội nên các đồng phạm có sự thống nhất về lời khai, thậm chí các đối tượng còn có thỏa thuận để nhận tội thay cho nhau hoặc liên tục thay đổi lời khai trong quá trình điều tra vì vậy gây khó khăn cho Điều tra viên và kiểm sát viên trong việc xác định lời khai nào là đúng sự thật.

Đối với những tình tiết mà Cơ quan điều tra chưa có căn cứ làm rõ thì đối tượng luôn có xu hướng đổ tội cho các đồng phạm là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đang trốn ở nước ngoài.

Khi được người nhà đối tượng gặp gỡ và thỏa thuận bồi thường thì người bị hại có xu hướng thay đổi lời khai theo hướng có lợi cho đối tượng.

Phần lớn các vụ án mua bán người thuộc nhóm án truy xét. Các đối tượng bị tố cáo đều có xu hướng chung là chối tội. Do vậy, các tài liệu, chứng cứ của vụ án chủ yếu là các lời khai tố cáo trực tiếp của người bị hại và của người nhà người bị hại. Đòi hỏi Kiểm sát viên và Điều tra viên phải vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hết sức thận trọng, tỉ mỉ, trong kế hoạch điều tra và đề ra  yêu cầu điều tra thu thập chứng cứ

3. Một số bài học kinh nghiệm

Một là, Ngay sau khi tiếp nhận nguần tin thì Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cần phân công các Điều tra viên và Kiểm sát viên có kinh nghiệm và am hiểu phong tục, tập quán, tiếng nói, tâm lý của người địa phương và tiến hành ghi lời kịp thời, thu giữ vật chứng, tổ chức nhận dạng đối tượng trong thời gian sớm nhất. Sau khi khởi tố cần áp dụng biên pháp ngăn chặn phù hợp. tránh thông cung và mua chuộc nhân chứng.

Hai là: Đối với người bị hại sau khi bị bán ra nước ngoài bị lạm dụng tình dục hoặc cưỡng bức lao động thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần có biện pháp can thiệp kịp thời, động viên gia đình để đưa người bị hại đến cơ sở y tế chữa bệnh và điều trị tâm lý bị tổn thương.

Ba là: Đối với  người phiên dịch ngoài việc am hiểu phong tục, tập quán, tiếng nói, tâm lý của người địa phương thì cần phải am hiểu nhất định về kiến thức chuyên ngành, đảm bảo việc phiên dịch chính xác, tạo thuận lợi cho Điều tra viên và Kiểm sát viên trong việc thu thập được những thông tin có giá trị từ lời khai.

Bốn là: Đối với những tình tiết có dấu hiệu yếu tố nước ngoài thì cần báo cáo và phối hợp với Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cấp tỉnh để chỉ đạo và hỗ trợ hoạt động điều tra và kiểm sát điều tra (đảm bảo đúng thẩm quyền điều tra).

Năm là: Đa số người bị hại trong các vụ mua bán người là phụ nữ nên trước khi ghi lời khai thì Điều tra viên và Kiểm sát viên cần tiếp xúc tâm lý với nạn nhân tìm hiểu tâm lý của nạn nhân,  khi nghi lời khai cần có ít nhất một Điều tra viên, cán bộ điều tra hoặc Kiểm sát viên là nữ để tránh tâm lý xấu hổ, khó nói khi khai báo.

Đây là kinh nghiệm của cá nhân, rất mong nhận được góp ý, bổ sung của các đồng  nghiệp.

Đỗ Thái Trung – VKS Nghĩa Lộ

VKSND thị xã Nghĩa Lộ kiến nghị về rà soát các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn
VKSND huyện Yên Bình tiến hành phúc tra việc thực hiện kiến nghị trong công tác thi hành án dân sự
VKSND huyện Lục Yên tổ chức trồng cây đầu năm mới Tân Sửu năm 2021
VKSND huyện Lục Yên tham gia tặng quà Tết cho người nghèo tại xã Trúc Lâu nhân dịp năm mới Tân Sửu
VKSND Nghĩa Lộ tham gia Lễ phát động tết trồng cây và dâng dương tại khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp đầu xuân năm 2021
VKSND huyện Lục Yên gặp mặt, chúc tết các đồng chí cán bộ hưu trí
VKSND huyện Văn Yên tổ chức triển khai công tác năm 2021
VKSND thành phố Yên Bái triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2021
VKSND huyện Lục Yên tổ chức Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2021
Thăm và tặng quà các chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại huyện Trấn Yên
VKSND thị xã Nghĩa Lộ kiến nghị về rà soát các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn
VKSND Nghĩa Lộ tham gia Lễ phát động tết trồng cây và dâng dương tại khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp đầu xuân năm 2021
Nữ cán bộ VKS Nghĩa Lộ tích cực hưởng ứng các hoạt động của địa phương, giư gìn bản sắc văn hóa Mường Lò
Cán bộ VKSND Nghĩa Lộ chung tay ủng hộ đồn bao miền trung bị ảnh hưởng bởi bão lũ
VKSND Nghĩa Lộ với sáng kiến trong công tác số hóa hồ sơ
VKSND thị xã Nghĩa Lộ tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần cùng địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo
Viện kiểm sát nhân dân thị xã Nghĩa Lộ kiến nghị Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghĩa Lộ về công tác khám nghiệm hiện trường
Lãnh đạo VKSND thị xã Nghĩa Lộ dự khai giảng năm học 2020-2021 tại trường Tiểu học xã Phúc Sơn
Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân thị xã Nghĩa Lộ báo công và dâng hương tại khu tượng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bàn về cách xử lý tình huống của nạn nhân qua vụ án cướp tài sản xảy ra tại thị xã Nghĩa Lộ