Điểm mới về miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 BLHS 2015

Miễn TNHS là chế định nhân đạo trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Áp dụng đúng chế định này có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đáp ứng mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.

Miễn trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã bổ sung một số điểm so với BLHS năm 1999 như sau:

– Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì được miễn trách nhiệm hình sự.

– Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

– Bổ sung tình tiết lập người phạm tội lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

– Bổ sung khoản 3 về những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Điểm mới về miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 BLHS 2015Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Trước năm 1985, chế định miễn TNHS được ghi nhận trong các văn bản pháp quy hình sự đơn hành (Sắc lệnh, Pháp lệnh, Thông tư…) với nhiều tên gọi khác nhau như “tha miễn TNHS”, “miễn tố”, “miễn hết cả tội”… Trong BLHS 1985, chế định miễn TNHS được quy định tại các Điều 16, 48, 74, 227 và 247.

Điểm mới về miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 BLHS 2015Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Qua thực tiễn áp dụng, chế định miễn TNHS đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn. Trong BLHS 1999, chế định miễn TNHS được ghi nhận tại các Điều 19, 25, 69, 80, 289, 290 và 314. Theo đó, quy định về miễn trách nhiệm hình bao gồm hai loại: quy định có tính chất bắt buộc, tức là dứt khoát “được miễn TNHS” và quy định có tính chất tuỳ nghi, tức là “có thể được miễn TNHS”.

Điểm mới về miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 BLHS 2015
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Với quy định có tính chất bắt buộc thì khi gặp những trường hợp phù hợp với nội dung của điều luật, cơ quan có thẩm quyền phải miễn TNHS cho người phạm tội. Với quy định có tính chất tuỳ nghi thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà đánh giá tính chất, mức độ của sự việc và đi đến quyết định miễn TNHS hoặc không miễn TNHS cho người phạm tội.

Miễn trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015 mở rộng phạm vi miễn TNHS để hạn chế đến mức thấp nhất việc xử lý bằng biện pháp hình sự đối với người phạm tội, đồng thời thể hiện bản chất nhân đạo của pháp luật nước ta.

Theo Tạp chí Kiểm Sát

Danh sách trúng tuyển vào Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2017
Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí tham dự phiên họp toàn thể lần thứ 6 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội khóa XIV
Hội thảo về phòng chống các tội phạm liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em
Hội nghị thông báo nhanh nội dung các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ Ba
Bị cáo được yêu cầu giữ bí mật một số thông tin trong bản án điện tử
Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hải Phong làm thành viên Hội đồng tư vấn án lệ
Quy định về người đại diện trong tố tụng hành chính có “thiệt thòi” cho đương sự?
Lãnh đạo VKS tối cao tiếp xã giao đoàn Đại biểu cấp cao Bộ tư pháp nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng Vụ 4 VKSND tối cao
Bộ luật hình sự 2015 chính thức có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018