Khai giảng lớp bồi dưỡng chuyên sâu về thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông khóa III

Thực hiện Kế hoạch số 14/KH-VKSTC ngày 28/02/2017 về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2017 và Công văn số 1225/VKSTC-V15 ngày 12/4/2017 của VKSND tối cao, sáng ngày 24/4/2017, tại Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã diễn ra Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng chuyên sâu về thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ xâm phạm trật tự an toàn giao thông khóa III.

Đến dự buổi lễ có TS. Nguyễn Đức Hạnh – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; ThS. Chu Công Thế – Giảng viên khoa Cảnh sát giao thông, Học viện Cảnh sát nhân dân; Trưởng một số đơn vị và tập thể học viên thuộc VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, VKS Quân sự trung ương và VKSND cấp cao 1 cử đi học. 

TS. Nguyễn Đức Hạnh – Phó Hiệu trưởng phát biểu khai giảng khóa học

Phát biểu khai giảng khóa học, TS. Nguyễn Đức Hạnh – Phó Hiệu trưởng nhấn mạnh Viện kiểm sát nhân dân đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và chống tội phạm nói chung và các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông nói riêng. Trên thực tế số vụ xâm phạm trật tự an toàn giao thông xảy ra nhiều nhưng việc giải quyết tồn tại nhiều hạn chế do những nguyên nhân nhất định trong đó có nguyên nhân là những thiếu sót từ phía Viện kiểm sát. Đánh giá được sự cần thiết của việc tập trung các lớp bồi dưỡng nhằm khắc phục những thiếu sót còn tồn tại trong việc giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông, dưới sự chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã mở khóa bồi dưỡng chuyên sâu về thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông. 

Chương trình khóa học đi sâu phân tích nội dung đặc biệt quan trọng để bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho các học viên về 4 vấn đề: Tình hình chung về vi phạm trật tự, an toàn giao thông và vấn đề phòng chống vi phạm trật tự, an toàn giao thông của nước ta viện nay; kỳ năng kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám nghiệm phương tiện giao thông, giám định pháp y trong các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông, phương pháp điều tra các loại án xâm phạm trật tự, an toàn giao thông; kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án xâm phạm trật tự, an toàn giao thông; kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông. Đồng chí hy vọng rằng các học viên sẽ học tập với tinh thần nghiêm túc, tập trung để khóa học đạt được hiệu quả cao nhất. 

Đại biểu và tập thể học viên tham dự Lễ khai giảng 

Khóa học diễn ra từ ngày 24/4/2017 đến ngày 28/4/2017. Sau Lễ khai giảng, các học viên nghe giảng viên Chu Công Thế giảng chuyên đề đầu tiên trong nội dung chương trình khóa học về tình hình chung về vi phạm trật tự, an toàn giao thông và vấn đề phòng chống vi phạm trật tự, an toàn giao thông của nước ta hiện nay. 

Theo Trường ĐH Kiểm Sát

Tổ chức bộ máy, hoạt động của CQĐT VKSND từ năm 2003 đến nay
Cơ quan điều tra VKSNDTC kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống
Kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự và chất lượng bài phát biểu của KSV tại phiên tòa
Bài 3: Những bài học kinh nghiệm qua 55 năm xây dựng và trưởng thành của CQĐT VKSNDTC
Ông Dương Văn Phùng giữ chức Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự VKSNDTC
Viện trưởng VKSNDTC tiếp Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp CHDCND Lào
Vì một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh
Thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
Bài 1: Tổ chức bộ máy, hoạt động của CQĐT VKSND từ khi thành lập đến năm 2003
VKSND tỉnh Tây Ninh: Thi kỹ năng viết bài phát biểu của Kiểm sát viên