Một số nội dung mới của Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) năm 2017

Các nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật chủ yếu tập trung vào các vấn đề như nâng cao năng lực quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng, biện pháp can thiệp sớm các tổ chức tín dụng có dấu hiệu yếu kém và cơ chế xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt…

Luật được thông qua bổ sung Điểm g vào Khoản 28 Điều 4 như sau: “Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, giám sát đối với từng trường hợp cụ thể”.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 28 như sau: “Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý”.

Sửa đổi, bổ sung các Điểm c, đ, e và g Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 29 như sau “Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng. Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn thành cổ đông thường và ngược lại…”.

Điểm thay đổi quan trọng của Luật các tổ chức tín dụng lần này là yêu cầu cao hơn về kinh nghiệm quản lý, điều hành của các nhân sự nhằm bảo đảm các cá nhân tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng, nhất là vị trí tổng giám đốc bắt buộc phải có kinh nghiệm quản lý, điều hành làm việc tại tổ chức tín dụng.

Luật cũng sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng sở hữu chéo, đầu tư chéo không lành mạnh. Cụ thể, giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cổ đông lớn tại một tổ chức tín dụng và người có liên quan tại tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn điều lệ. Đồng thời, bổ sung các quy định về giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bao gồm: Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc; Phương án phá sản.

Về phương án phá sản, Luật quy định: Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trình Ngân hàng Nhà nước xem xét.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2018.

Theo Vksndtc.gov.vn

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đón tiếp Đoàn Cảnh sát bang New South Wales, Úc
Khai giảng lớp bồi dưỡng kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự cho Kiểm sát viên VKSND thành phố Hà Nội khóa I
Công điện của Thủ tướng về bảo đảm an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5
VKSND tối cao: Giao ban công tác quý I năm 2018
Kết quả thực hiện đề tài khoa học, đề án là tiêu chí để xét khen thưởng
“Vướng” cách tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy
Ký kết Thông tư liên tịch báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
Viện trưởng VKSND tối cao ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Cuba
Những điểm mới của Tội nhận hối lộ trong BLHS năm 2015
Cán bộ Kiểm sát phải gương mẫu, đi đầu trong phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội