Đảng viên sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới nếu con phạm tội

Đó là một trong những nội dung tại văn bản số 04-HD/UBKTTW của Ủy ban Kiểm tra TW hướng dẫn thực hiện một số Điều trong Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể để thực hiện Quy định 102.

Con phạm tội thì Đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới

Theo điểm d, khoản 1, Điều 13 thì đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới nếu thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục dẫn đến có vợ (chồng), con hoặc cấp dưới trực tiếp phạm tội.

Con của đảng viên phạm tội mà đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới sẽ bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con dâu, con rể cùng sống, sinh hoạt trong gia đình và trực tiếp phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng, quản lý của đảng viên đó.

Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ

Điểm a, khoản 1, Điều 8 tại quy định 102 nêu: “Thiếu trách nhiệm trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Cụ thể: Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Mặt trận Tố quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội không kịp thời, không đúng kế hoạch, đối tượng, thành phần và không đầy đủ nội dung.

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc không chỉ đạo thực hiện Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp trên và cấp mình.

Không xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể; không phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị, tổ chức và cá nhân phụ trách chịu trách nhiệm triển khai thực hiện hoặc có xây dựng chương trình, kế hoạch nhưng không tổ chức triển khai thực hiện.

Ngoài ra, tại điểm c, khoản 1, Điều 8 quy định: “Bị xúi giục, lôi kéo vào những việc làm trái nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; vi phạm quy chế dân chủ, quy chế làm việc của cấp uỷ, tổ chức đảng, các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác ”.

Điểm a, Khoản 2, Điều 8: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phủ quyết ý kiến của đa số thành viên khi thông qua nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận thuộc thẩm quyền của tập thể”.

Hướng dẫn cũng đã nêu một số một số nội dung: Quyết định theo ý kiến chủ quan của mình trong khi tập thể đang thảo luận đa số còn có ý kiến khác nhau hoặc phủ quyết ý kiến của đa số đã thống nhất thông qua; dùng chức vụ, quyền hạn của mình để bác bỏ, phủ quyết ý kiến của đa số hoặc tạo phe cánh khống chế người khác phải biểu quyết, bỏ phiếu theo ý kiến cá nhân của mình dẫn đến ban hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, kết luận không đúng.

Vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ

Điểm b, khoản 3, Điều 11 quy định: “Có hành vi chạy chức, bằng cấp, vị trí công tác, luân chuyển; mua chuộc để bản thân hoặc người khác được quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, chuyển đổi vị trí công tác ”.

Dùng tiền, tài sản, các giá trị vật chất hoặc phi vật chất và các mối quan hệ để hối lộ, lôi kéo, mua chuộc, tác động, can thiệp đến cá nhân, tổ chức có trách nhiệm giải quyết các công việc nêu trên cho bản thân hoặc người khác sẽ bị xử lý kỷ luật đảng viên.

Theo Tạp chí Kiểm sát

Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái thăm và làm việc tại bang Rajasthan (Ấn Độ)
HĐND tỉnh Yên Bái xem xét mức chi hỗ trợ đối với Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020
Yên Bái đổi mới tuyên truyền và học tập nghị quyết
Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái: Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân
Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc
Tổng Bí thư bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba
Yên Bái xây dựng lực lượng dân quân tự vệ “tinh gọn, mạnh, hoạt động hiệu quả”
Yên Bái: Nghiệm thu và bàn giao nhà ở cho các hộ gia đình bị thiệt hại do mưa lũ
Putin tái đắc cử tổng thống Nga
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2018