HĐND tỉnh Yên Bái xem xét mức chi hỗ trợ đối với Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020

Tại Kỳ họp thứ 9 (chuyên đề), HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII dự kiến sẽ xem xét, thông qua các tờ trình và quyết định một số nội dung quan trọng khác. Trong đó, có một số tờ trình liên quan đến việc triển khai thực hiện các chế độ, chính sách mới như Tờ trình của UBND tỉnh về quy định mức chi hỗ trợ một số nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII.


Tại Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020 có quy định một số nội dung, mức chi hỗ trợ thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, có quy định UBND tỉnh trình HĐND cùng cấp xem xét, ban hành 7 loại nội dung, mức chi thuộc các dự án cụ thể như sau: chi hỗ trợ thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135, các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135. Đối tượng nhận hỗ trợ là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân, nhóm hộ và cộng đồng dân cư, trong đó: ưu tiên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, người khuyết tật còn khả năng lao động thuộc hộ nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo; tạo điều kiện để người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về thuộc hộ nghèo tham gia dự án. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo được thực hiện thông qua các dự án do cộng đồng đề xuất được UBND cấp huyện phê duyệt, trên cơ sở danh mục dự án được UBND tỉnh chấp thuận. Riêng hỗ trợ đất sản xuất và hỗ trợ khoán chăm sóc bảo vệ rừng trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 có thể lựa chọn hỗ trợ theo dự án hoặc hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng theo các quy định hiện hành. Tỷ lệ hộ không nghèo tham gia nhóm hộ, tổ nhóm hợp tác trong dự án tối đa là 30%. Thời gian thực hiện ở mỗi dự án tối đa là 3 năm. Tổng mức hỗ trợ tối đa đối với từng loại dự án: đối với dự án trồng trọt (hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Mức hỗ trợ tối đa không quá 250 triệu đồng/dự án; đối với dự án chăn nuôi (hỗ trợ giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc-xin tiêm phòng, máy móc công cụ sản suất). Dự án chăn nuôi gia súc trâu, bò, ngựa, lợn, dê… mức hỗ trợ tối đa không quá 400 triệu đồng/dự án; Dự án chăn nuôi gia cầm gà, vịt, ngan, ngỗng mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án; đối với dự án lâm nghiệp (hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón), mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án; với dự án nuôi trồng thủy sản (hỗ trợ giống, thức ăn, vắc-xin, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản, ngư cụ đánh cá), mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án; mức hỗ trợ hộ cận nghèo bằng 0,9 lần mức hỗ trợ hộ nghèo; mức hỗ trợ hộ mới thoát nghèo bằng 0,8 lần mức hỗ trợ hộ nghèo.
Bên cạnh đó, dự thảo Tờ trình cũng quy định mức chi hỗ trợ cho xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản, hệ thống thủy lợi nhỏ, đường giao thông, các công trình phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135, các xã ngoài chương trình 30a và chương trình 135. Chi hỗ trợ Dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135, các xã ngoài chương trình 30a và chương trình 135. Mức chi xây dựng và quản lý dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo: tối đa không quá 5% tổng kinh phí thực hiện dự án và không quá 10% mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho dự án. Mức hỗ trợ phương tiện nghe – xem thuộc dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin và chi hỗ trợ công tác quản lý về giảm nghèo ở cấp xã thuộc Dự án nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình…
Dự thảo Tờ trình về quy định mức chi hỗ trợ một số nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ được HĐND tỉnh xem xét và nếu được thông qua tại Kỳ họp thứ 9 tới đây sẽ là động lực để giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo Báo Yên Bái

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái: Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân
Yên Bái đổi mới tuyên truyền và học tập nghị quyết
Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc
Tổng Bí thư bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba
Yên Bái xây dựng lực lượng dân quân tự vệ “tinh gọn, mạnh, hoạt động hiệu quả”
Yên Bái: Nghiệm thu và bàn giao nhà ở cho các hộ gia đình bị thiệt hại do mưa lũ
Putin tái đắc cử tổng thống Nga
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2018
Yên Bái vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ
Thông tin chỉ đạo điều hành nổi bật của UBND tỉnh trong tuần