Kết quả thực hiện đề tài khoa học, đề án là tiêu chí để xét khen thưởng

VKSND tối cao khuyến khích các đơn vị, cá nhân đề xuất đăng ký; chủ trì, tham gia nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học, đề án và ứng dụng kết quả vào hoạt động thực tiễn của ngành KSND.

Đó là nội dung được quy định tại quy chế Quản lý đề tài khoa học, đề án của VKSND tối cao kèm theo Quyết định số 108/QĐ-VKSTC, ngày 26/3/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao.

Quy chế trên áp dụng đối với các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSQS Trung ương, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và thực hiện đề tài khoa học, đề án sử dụng ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của VKSND tối cao. 

VKSND tối cao khuyến khích các đơn vị, cá nhân đề xuất đăng ký nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học, đề án; chủ trì, tham gia nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học, đề án và ứng dụng kết quả nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học, đề án vào hoạt động thực tiễn của ngành KSND. 

VKSND tối cao tổ chức nghiệm thu 01 đề án và 02 đề tài khoa học đạt loại xuất sắc (ngày 15/1/2013)

Đơn vị, cá nhân tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, đề án được hỗ trợ kinh phí; được tạo điều kiện về thời gian, phương tiện vật chất; được tạo điều kiện cung cấp số liệu, thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu; được khen thưởng nếu có thành tích trong công tác quản lý hoặc nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học, đề án. Kết quả nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học, đề án là một trong các tiêu chí để xét khen thưởng đối với đơn vị, cá nhân. 

Ngoài ra, quy chế cũng quy định rõ việc quản lý đề tài khoa học, đề án phải đáp ứng các nguyên tắc sau:

– Việc quản lý đề tài khoa học, đề án phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khoa học và công nghệ, các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

–  Bảo đảm tính hiệu quả, tính thực tiễn của hoạt động nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học, đề án trong việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý của ngành KSND.

– Bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, giữa nghiên cứu và đào tạo, bồi dưỡng trong thực hiện đề tài khoa học, đề án.

– Phát huy khả năng sáng tạo, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của đơn vị quản lý khoa học của cá nhân, đơn vị chủ trì được giao thực hiện đề tài khoa học, đề án.

– Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin khoa học, kết quả thực hiện đề tài khoa học, đề án của cá nhân, đơn vị trong ngành KSND.

– Bảo đảm tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực khoa học, ngân sách nhà nước để nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học, đề án.

Theo Tạp chí Kiểm sát

Viện trưởng VKSND tối cao ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Cuba
Những điểm mới của Tội nhận hối lộ trong BLHS năm 2015
Cán bộ Kiểm sát phải gương mẫu, đi đầu trong phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội
Tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện VKSND tối cao Việt Nam – Lào
Kế hoạch luân chuyển, điều động công chức lãnh đạo ngành KSND năm 2018
Bắt giữ vụ vận chuyển hồng phiến lớn nhất từ trước tới nay tại Điện Biên
Cơ quan điều tra VKSND tối cao truy nã Điều tra viên nhận hối lộ
Báo Bảo vệ pháp luật ký kết hợp tác thông tin truyền thông
Hướng dẫn ghi âm, ghi hình trong điều tra, truy tố, xét xử
Năm 2018: Đẩy mạnh việc tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng kiểm sát