Hội nghị thông báo nhanh nội dung các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ Ba

 

Đ/c Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao phát biểu tại hội nghị

 Ngày 28/7/2017, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị trực tuyến thông báo nhanh nội dung các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3 liên quan đánh chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân. Đồng chí Nguyễn Hải Phong, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Lê Hữu Thể, Trần Công Phàn, Bùi Mạnh Cường. Thành phần tham dự hội nghị gồm: Lãnh đạo cấp Vụ, cấp phòng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, cán bộ điều tra, công chức làm công tác nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát các cấp. Hội nghị được tổ chức, nối từ điểm cầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến 817 điểm cầu trong hệ thống toàn Ngành. 

Đ/c Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu tại hội nghị

Ngày 20 – 21/6/2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua 04 Luật và 02 Nghị quyết có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015; Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật trợ giúp pháp lý; Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.Tại hội nghị, đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giới thiệu khái quát Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015; Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi) và Luật trợ giúp pháp lý. Theo đó, ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015. Việc ban hành luật này nhằm khắc phục những vướng mắc, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của Bộ luật hình sự (BLHS), góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất Bộ luật trong thực tiễn, đồng thời bổ sung một số vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn sau khi Bộ luật hình sự năm 2015 được thông qua nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

 Đ/c Nguyễn Hải Trâm, Chánh Văn phòng VKSND tối cao phát biểu tại hội nghị

Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 (Luật trợ giúp pháp lý năm 2017)có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, thay thế Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11. Đây là một trong các đạo luật được ban hành nhằm thể chế hóa các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, có các quy định mới liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng (trong đó có Viện kiểm sát nhân dân) trong việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự, hành chính và thi hành tạm giữ, tạm giam theo các quy định của pháp luật, qua đó tạo cơ sở pháp lý, căn cứ ghi nhận bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý.

 

Đ/c Hoàng Thị Quỳnh Chi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học VKSND tối cao giới thiệu Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng

Tại hội nghị, đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao giới thiệu Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, thay thế Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009. Luật được xây dựng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, phù hợp với Hiến pháp năm 2013, thống nhất, đồng bộ với các bộ luật, luật, pháp lệnh hiện hành. Thiết lập cơ chế pháp lý về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thực sự minh bạch, khả thi, hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền công vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế.Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 được Quốc hội khóa XIV thông qua có hiệu lực vào ngày 01/7/2018, thay thế cho Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật được xây dựng nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013; khắc phục những điểm hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn của Pháp lệnh năm 2011; tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới. 

Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu VKSND tối cao

Phát biểu tại hội nghị, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hải Phong nhấn mạnh, việc tổ chức hội nghị trực tuyến toàn Ngành nhằm thông báo nhanh nội dung cơ bản của các luật, nghị quyết nêu trên, nhất là những nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tới toàn thể Kiểm sát viên, Điều tra viên, công chức làm công tác nghiệp vụ trong toàn Ngành để nhận thức, vận dụng đúng đắn trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân. Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực đề nghị đại biểu dự hội nghị, tiếp tục quán triệt, tiếp thu những điểm mới của 04 luật và 02 nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát để vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn công tác, góp phần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp.

Theo vksndtc.gov.vn

Bị cáo được yêu cầu giữ bí mật một số thông tin trong bản án điện tử
Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hải Phong làm thành viên Hội đồng tư vấn án lệ
Quy định về người đại diện trong tố tụng hành chính có “thiệt thòi” cho đương sự?
Lãnh đạo VKS tối cao tiếp xã giao đoàn Đại biểu cấp cao Bộ tư pháp nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng Vụ 4 VKSND tối cao
Bổ sung đối tượng được dự thi Kiểm sát viên sơ cấp
Bộ luật hình sự 2015 chính thức có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018
Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí trả lời nhiều câu hỏi của cử tri Quận 5 và Quận 11
Lễ công bố và trao Quyết định điều động, bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ 1, Vụ 15 và Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC
Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí tiếp xúc cử tri Quận 10 ngay sau kỳ họp Quốc hội