Theo đó, tài liệu không kinh doanh là xuất bản phẩm do cơ quan, tổ chức xuất bản không dùng để mua, bán. Hình thức xuất bản là sách in, sách chữ nổi, tranh, ảnh, bản đồ, áp phích, tờ rơi, tờ gấp, các loại lịch, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Đối tượng hưởng nhuận bút là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của xuất bản phẩm được cơ quan, tổ chức sử dụng tài liệu không kinh doanh trả nhuận bút. Đối tượng hưởng thù lao là người sưu tầm, hiệu đính tác phẩm, cung cấp tác phẩm, văn bản, tài liệu.
Cơ quan, tổ chức căn cứ vào nhóm, nội dung trong khung nhuận bút, chất lượng nội dung và kinh phí thực tế để xác định thể loại tài liệu không kinh doanh, trên cơ sở khung quyết định tỷ lệ chi trả nhuận bút cho tác giả nhưng không thấp hơn tỷ lệ % tối thiểu và cao hơn tỷ lệ % tối đa khung nhuận bút. Nếu tài liệu có nội dung quy định tại Điều 14, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan, tổ chức xuất bản tài liệu không kinh doanh có thể áp dụng chi thêm nhuận bút khuyến khích theo quy định. Ngoài tiền nhuận bút tác giả được nhận 5 – 10 bản tài liệu không kinh doanh. Trường hợp tài liệu không kinh doanh có nhiều tác giả, số lượng tài liệu không kinh doanh của tác giả do cơ quan, tổ chức sử dụng tài liệu không kinh doanh quyết định.
Cách tính nhuận bút cụ thể như sau: Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá thành sản xuất x số lượng in.
Trong đó: tỷ lệ % là tỷ lệ trả nhuận bút; giá thành sản xuất là tổng chi phí của tài liệu không kinh doanh không bao gồm chi phí phát hành (giá thành in 01 bản tài liệu); Số lượng in là số lượng ghi trong Giấy phép do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái hoặc Quyết định xuất bản của Cục Xuất bản, In và Phát thanh cấp.
Theo Công thông tin điện tử tỉnh Yên Bái