1.Kiện toàn bộ máy Văn phòng VKSNDTC
– Sáp nhập Trạm Y tế vào Phòng Hành chính.
– Giải thể hoạt động đối với Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ tại Nghệ An.
– Thành lập Phòng Quản lý án hình sự. Phòng có chức năng, nhiệm vụ quản lý, theo dõi việc thụ lý và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và quản lý án hình sự tại cơ quan VKSNDTC.
– Thành lập Phòng Trang tin điện tử VKSNDTC. Phòng có nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động của Trang tin điện tử VKSNDTC.
2.Thành lập Phòng Xử lý sau thanh tra
Phòng Xử lý sau thanh tra có chức năng, nhiệm vụ sau:
– Tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
– Xử lý các vấn đề phát sinh sau thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
– Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý sau thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đối với VKSND cấp dưới;
– Tổng hợp các vi phạm, thiếu sót trong Ngành thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền để ra thông báo rút kinh nghiệm chung;
– Tổ chức theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
– Cập nhật, thu thập các thông tin phản ánh có liên quan đến cán bộ trong Ngành để tham mưu cho đồng chí Chánh Thanh tra xem xét, xử lý;
– Nghiên cứu, xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ, đề tài, đề án và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chánh Thanh tra phân công.
3.Tách Viện nghiệp vụ thuộc VKSND cấp cao tại Hà Nội
Cụ thể, tách Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại và lao động (Viện 3) thuộc VKSND cấp cao tại Hà Nội thành 2 Viện nghiệp vụ gồm: Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính (Viện 3) và Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc kinh doanh thương mại, lao động (Viện 4).
Trong mỗi Viện nghiệp vụ thành lập 02 phòng: Phòng Kiểm sát giải quyết án phúc thẩm và Phòng Kiểm sát giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm.
Chức năng, nhiệm vụ của hai Viện:
– Viện 3 có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quy chế Tổ chức và hoạt động của VKSND cấp cao ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-VKSTC- VP ngày 20/11/2015 của Viện trưởng VKSNDTC trong lĩnh vực hành chính.
– Viện 4 có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện VKSND cấp cao ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-VKSTC-VP ngày 20/11/2015 của Viện trưởng VKSNDTC trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, lao động.
4.Tách Viện nghiệp vụ thuộc VKSND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
Theo đó, tách Viện Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại và lao động (Viện 3) thuộc VKSND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thành 2 Viện nghiệp vụ gồm: Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính (Viện 3) và Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc kinh doanh thương mại, lao động (Viện 4).
Mỗi Viện nghiệp vụ thành lập 02 phòng: Phòng Kiểm sát giải quyết án phúc thẩm và Phòng Kiểm sát giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm.
Chức năng, nhiệm vụ của hai Viện:
– Viện 3 có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quy chế Tổ chức và hoạt động của VKSND cấp cao ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-VKSTC- VP ngày 20/11/2015 của Viện trưởng VKSNDTC trong lĩnh vực hành chính.
– Viện 4 có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quy chế Tổ chức và hoạt động của VKSND cấp cao ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-VKSTC-VP ngày 20/11/2015 của Viện trưởng VKSNDTC trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, lao động.