VKSND ban hành kiến nghị trong trường hợp nào?

(Kiemsat.vn)- Kiến nghị là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.

Điều 5 Điều Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định cụ thể về trường hợp VKSND ban hành kiến nghị.

Tại khoản 2 quy định: “Trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng không thuộc trường hợp kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này thì VKSND kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.

Cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của VKSND theo quy định của pháp luật.

Như vậy, từ quy định trên có thể thấy, VKSND ban hành kiến nghị khi phát hiện một trong hai trường hợp sau:

Thứ nhất, khi phát hiện hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiệm trọng không thuộc trường hợp kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Tổ chức VKSND.

Thứ hai, khi phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý.

(theo Kiemsat.vn)

Nâng cao hiệu quả phối hợp tương trợ tư pháp hình sự Việt Nam – Nhật Bản
Tăng cường hợp tác, tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Mô-dăm-bích
Quy định mới về thẩm quyền xét xử của Tòa án theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (kỳ I)
Giới hạn xét xử của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (kỳ 2)
Tổng kết công tác phối hợp giữa Vụ 4, VKSNDTC và C47, Bộ Công an
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN NĂM 2017
Thông báo sơ tuyển hệ chính quy Trường Đại học kiểm sát năm 2017
Công bố, trao quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ 10 VKSNDTC
Năm 2017: Đại học Kiểm sát tuyển sinh 400 chỉ tiêu
Hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm công tác thi tuyển Kiểm sát viên