Tọa đàm “Kết quả tuyên truyền của chương trình Truyền hình Kiểm sát nhân dân”

(BVPL) – Vừa qua tại Hà Nội, VKSNDTC đã tổ chức buổi tọa đàm “Kết quả tuyên truyền của chương trình Truyền hình Kiểm sát nhân dân”. Tiến sỹ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSNDTC, Trưởng Ban chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành KSND dự và chủ trì buổi tọa đàm.  

Theo Thường trực Ban chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành KSND, tính từ ngày 25/7/2013 đến ngày 16/6/2014, Truyền hình Kiểm sát nhân dân đã phát sóng được 24 số. Trong 24 số đã phát, chương trình đã thực hiện đúng kết cấu, format đã được duyệt, gồm 12 số thường kỳ và 12 số chuyên đề Bảo vệ pháp luật, phản ánh 44 chủ đề nội dung. Ngoài các chương trình đã phát sóng, hiện tại, Truyền hình Kiểm sát nhân dân đã và đang xây dựng kịch bản, triển khai quay phim, dựng phim về 12 VKSND tỉnh, thành phố và 3 đơn vị trực thuộc VKSNDTC; đã phối hợp với các Tổ tuyên truyền, các Đài truyền hình địa phương và Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) thuộc Công an các tỉnh để thực hiện phần tin tức tại nhiều đơn vị. Kết quả, sau gần một năm hoạt động, Truyền hình Kiểm sát nhân dân đã triển khai thực hiện các chương trình, các bản tin tại hơn một nửa các đơn vị trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Tiến sỹ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSNDTC, Trưởng Ban chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành KSND nêu rõ, kể từ khi chương trình Truyền hình Kiểm sát nhân dân được phát sóng trên Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) mỗi tháng 2 kỳ và duy trì hoạt động đến nay gần 1 năm thực sự đã mang lại những kết quả tích cực, các chương trình cơ bản đều đảm bảo chất lượng. Đồng tình với báo cáo của Thường trực Ban chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành KSND tại buổi tọa đàm, Phó Viện trưởng VKSNDTC Trần Công Phàn khẳng định, nhiều nội dung chương trình đã bám sát các sự kiện lớn của ngành KSND, phản ánh chân thực, sinh động hoạt động của các đơn vị trong Ngành, để lại ấn tượng sâu sắc đối với người xem. Thông qua các chương trình phát sóng đã đem đến cho khán giả truyền hình cả nước những thông tin thiết thực, bổ ích về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của VKSND; cập nhật những sự kiện, kết quả hoạt động nổi bật của Ngành trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ và những hoạt động khác từ đó giúp cho ngành Kiểm sát và hình ảnh của người cán bộ Kiểm sát trở nên thân quen, gần gũi với khán giả. Tuy nhiên, theo Phó Viện trưởng VKSNDTC Trần Công Phàn, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu và còn khiêm tốn, do đó, Thường trực Ban chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành KSND và Ban Biên tập chương trình Truyền hình Kiểm sát nhân dân cần tiếp thu nghiêm túc các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại buổi tọa đàm về nội dung cũng như hình thức thể hiện để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng của chương trình, từ đó nâng cao hiệu quả, hiệu ứng tuyên truyền của chương trình Truyền hình Kiểm sát nhân dân.  

Nguồn: Báo bảo vệ pháp luật

Bàn về ngạch Kiểm sát viên và điều kiện tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên ở Viện kiểm sát các cấp trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XI
VKSNDTC: Ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/BCT của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm sát ma túy trong tình hình mới trong ngành KSND
VKSNDTC: Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của ngành KSND
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Tòa án tối cao Slovakia
Gặp mặt thân mật Lãnh đạo các cơ quan Khối Nội chính và Đại biểu Quốc hội
Những nội dung mới của Dự thảo Luật tổ chức VKSND (sửa đổi) về Kiểm sát viên VKSND
Họp liên ngành thống nhất hướng dẫn Điều 232 Bộ luật hình sự
Họp tổ biên tập Dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)
Đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)